Hợp kim là gi- Cấu tạo của hợp kim

Hiểu một cách đơn giản, hợp kim chính là sự kết hợp giữa các kim loại với nhau. Hoặc giữa kim loại và phi kim. Cùng Phế liệu Quang Phát tìm hiểu thông tin.

1. Khái niệm hợp kim là gì?

  • Hợp kim tồn tại ở nhiều dạng, chúng có mặt khắp mọi nơi xung quanh đời sống của chúng ta. Vậy bản chất của  là gì?. Đặc điểm cấu tạo có gì khác biệt so với kim loại gốc?. Cùng đi tìm lời giải đáp thích đáng trong bài viết dưới đây của chúng tôi.
  • Hiểu một cách đơn giản,  chính là sự kết hợp giữa các kim loại với nhau. Hoặc giữa kim loại và phi kim.
  • Ví dụ cụ thể: Thép chính là  của cabon + sắt và một số nguyên tố khác.

2. Cấu tạo của hợp kim

Chúng là hợp chất có cấu tạo tinh thể. Bao gồm các loại: tinh thể dung dịch rắn, tinh thể hỗn hợp & tinh thể hợp chất hóa học.

Tinh thể hỗn hợp:

  • Chúng có nguồn gốc ngay từ khi hỗn hợp đơn chất vẫn đang ở trạng thái lỏng. Chúng không tác dụng hóa học với nhau và cũng không tan vào nhau.
  • Hầu hết các đơn chất này có tính chất hóa học, kiểu mạng tinh thể khá tương đồng. Chúng chỉ khác nhau ở kích thước ion.
  • Ví dụ: Sn – Pb, Cd- Bi,…

Tinh thể dung dịch rắn

  • Là loại có nguồn gốc từ hỗn hợp các đơn chất ở dạng lỏng. Chúng có thể tan vào nhau nhưng không theo tỉ lệ nhất định nào cả. Trong điều kiện nhiệt độ thấp hơn, dung dịch dạng lỏng sẽ được chuyển sang thể rắn. Nhìn chung, cấc đơn chất này đều có kiểu mạng tinh thể, tính chất hóa học cũng như kích thước ion khá giống nhau.
  • Ví dụ: Fe – Mn, Au – Ag,…

Tinh thể hợp chất hóa học

  • Chúng có nguồn gốc khi ở dạng lỏng. Khi đó, nếu các đơn chất tham gia có mạng tinh thể, tính chất hóa học, ion khác nhau. Thì giữa chúng sẽ tạo ra một hợp chất hóa học khi ở trạng thái rắn.
  • Ví dụ: tinh thể hợp chất hóa học AuZn, Mg2Pb, AuZn3, Al4C3, AuZn5,…

3. Tính chất cơ bản của hợp kim

Tính chất hóa học

Về bản chất, chúng có tính chất hóa học gần như giống với kim loại gốc tạo ra chúng.

Tính chất vật lí

  • Có ánh kim, tính dẫn điện, nhiệt, dẻo,.. do chứa các electron tự do. Tuy nhiên, về mức độ dẫn điện, nhiệt,. thì bị giảm đi đáng kể  bởi mật độ electron trong hợp kim thường ít hơn trong kim loại gốc.
  • Độ cứng thường tốt hơn kim loại tạo thành. Nguyên nhân là có sự thay đổi về thành phần ion, cấu tạo mạng tinh thể.
  • Nhiều loại sau khi được tạo thành có cơ tính, hóa tính, lý tính nổi trội: khả năng chịu ma sát, không gỉ,…

Ví dụ:

  • Loại không bị ăn mòn: Fe–Cr–Mn (thép inoc)…
  • Loại siêu cứng: Co–Cr–W–Fe, W–Co, …
  • Loại có nhiệt độ nóng chảy thấp: Sn – Pb (thiếc hàn nóng chảy ở 210oC),…

4. Các loại hợp kim được dùng nhiều hiện nay

Hợp kim của đồng

  • Là một trong những loại được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực đời sống. Chúng được chia thành 2 loại, bao gồm: La tông  + Brông.
  • Brông: Hay còn gọi là đồng thanh. Chúng là sự kết hợp của đồng và những nguyên tố khác. Chỉ ngoại trừ kẽm.
  • Latông: Hay còn gọi là đồng thau: Là  của đồng + kẽm. Đôi khi, chúng còn có sự góp mặt của Ni, Sn, Pb,…

Hợp kim của nhôm

Loại này thường tồn tại dưới dạng là nhôm đúc và hợp kim của nhôm biến dạng. Với đặc tính : nhẹ, bền, dễ dát mỏng,.. Chúng đặc biệt được ưa chuộng trên thị trường: sản xuất máy bay, ô tô, viễn thông quân sự, chế tạo sản xuất máy móc,…

Hợp kim của titan

Không phải là loại quá phổ biến như đồng, nhôm,… Xong với độ bền cao, tỉ trọng thấp,.. Chúng cũng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Các loại điển hình như: titanium, titan trắng,…

Hợp kim của kẽm

Tương tự như cấu tạo của một số loại khác. Hợp chất này cũng bao gồm kim loại kẽm và các nguyên tố khác. Chúng hiện dược chia thành 3 loại: kẽm số 3: Mã: ZAC1, KZA3, AZC2, EZDA3; Kẽm số 5: ZAC2 , KZA5, AZC1; Kẽm đặc biệt, mã: ZA27, Beric, ZA12,…

Hợp kim của thép

Bao gồm thép và các kim loại khác. Chúng thường được loại bỏ tạp chất phốt pho, lưu huỳnh,.. để tạo ra những loại chất lượng hơn.

Hợp kim của sắt

  • Cấu tạo từ kim loại sắt là chủ yếu kết hợp với các kim loại khác. Với các mục đích sử dụng khác nhau. Người ta sẽ tạo ra những loại có đặc điểm, tính chất, thành phần khác nhau.
  • Ngoài ra, còn có  inox, đồng niken,  nhôm magie,… cũng được sử dụng khá phổ biến trên thị trường hiện nay.

5. Những ứng dụng của hợp kim trong đời sống, sản xuất

  • Hợp kim nhẹ, khả năng chịu nhiệt tốt,..Thường được ứng dụng trong sản xuất chế tạo máy bay, vũ trụ, ô tô, tên lửa,…
  • Với loại có độ bền và tính cơ học cao: Ứng dụng trong sản xuất thiết bị dầu mỏ, công nghiệp hóa chất,…
  • Loại không gỉ: Dùng nhiều trong sản xuất dụng cụ làm bếp , y tế.
  • Loại có khả năng chịu nhiệt, ma sát tốt,.. Dùng trong sản xuất ống xả động cơ phản lực,…
  • Loại có nhiệt độ nóng chảy ở mức thấp: Chế tạo ống dẫn nước chữa cháy,…
  • Và nhiều ứng dụng khác.

6. Lời kết

  • Hợp kim là hợp chất sở hữu nhiều đặc tính nổi bật. Đó là lý do chúng đã và đang được ứng dụng rất rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất, đời sống, mà ngay cả phế liệu của chúng cũng mang đến nhiều giá trị.
  • Vì thế, nếu bạn đang sở hữu số lượng phế liệu hợp kim dư thừa. Hãy thanh lý chúng cho Công ty thu mua phế liệu Quang Phát. Với tài chính độc lập, vững chắc.
  • Chúng tôi luôn tự tin thu mua tất cả các loại giá cao nhất thị trường. Đảm bảo giao dịch nhanh chóng, thuận tiện. Mọi sự quan tâm về dịch vụ mua khách hàng có thể tham khảo tại đây. Hoặc có câu hỏi liên quan cần giải đáp. Vui lòng gọi tới Hotline  0983766011 để nhận hỗ trợ tốt nhất. Hân hạnh được phục vụ!.

Hotline